Để khởi nghiệp nông nghiệp Việt cần đầu tư những gì?
Năm 2020 – 2021 là hai năm chưa bao giờ mà sự “Kiên Định – Nhẫn Nại – Đoàn Kết” lại thể hiện rõ ràng như vậy trong việc duy trì kinh doanh nông nghiệp Việt. May mắn đội ngũ đã có những kế hoạch chuẩn bị nên khi “Sóng” nhu cầu nông sản trong dịch đến mình vẫn trụ được vận hành và duy trì đến khi thành phố mở cửa. Phần mềm bán hàng sẽ chia sẻ tới các bạn bài phân tích về vấn đề khởi nghiệp nông nghiệp dưới đây.
Ngay trong lúc khó khăn nhất những phương châm này càng cho thấy thực sự giá trị, khi hoạn nạn Nhà Cung Cấp – Đối Tác – Khách Hàng đều “đồng hành” cùng mình vượt qua.
Và hôm nay mình tiếp tục chia sẻ thêm một cách mở rộng kênh bán hàng, tiếp cận được nhiều Khách hàng hơn với chi phí hiệu quả, tối ưu :”Nông Sản Lên Sàn”. Làm thế nào để từ Zero và trở thành Hero khi kinh doanh TMĐT và đặc biệt còn kinh doanh sản phẩm nông sản – sản phẩm “đỉnh cao nhất” trong TMĐT.
Chắc mọi người hay nghe loanh quanh nhiều bạn chia sẻ bên bàn cà phê mấy điều này:
– Mở shop trên Lazada mỗi ngày lèo tèo có 10 đơn hàng chẳng đủ trả lương nhân viên canh shop.
– Hời ơi, bên tui trước bán 100 đơn một ngày chỉ cần 2 bạn đóng hàng mà khoẻ re lời lắm, tự nhiên giờ 500 đơn hàng/ ngày mà lỗ lên lỗ xuống gãy cả vận hành.
– Sao shop mình không có nhiều đánh giá 5 sao tự dung 1 ngày có người vào đánh giá 1 sao kiểu :”Đồ mua của shop rất ngon tươi luôn, nhân viên hướng dẫn cách nấu như đầu bếp chuyên nghiệp nhưng mà mình ghét cái bạn giao hàng vì lười biếng nên cho 1 sao”.
Vậy thì bài chia sẻ này mình chỉ chia sẻ những điều cơ bản dựa trên những công cụ có sẵn và hoàn toàn miễn phí, bỏ qua một số đối tượng sau nhé: bạn chưa xác định được sản phẩm muốn bán hàng TMĐT, chưa có tư duy và tâm thế sẵn sàng học và chấp nhận thay đổi theo xu hướng TMĐT, không muốn làm TMĐT vì đây không phải kênh bán hàng chủ lực trong các kênh phân phối. Các bạn có thể tìm hiểu hơn về cách chọn sản phẩm bán hàng TMĐT và xu hướng ngành TMĐT qua các báo cáo trên mạng xã hội thêm.
Đầu tiên để bán hàng trên TMĐT cần có sản phẩm tốt hoặc gom góp các bạn sản xuất khác và tự làm gian hàng bán cho mọi người (80% sự thành công ở khâu này rồi), nên mình nghĩ đa số các bạn ở đây đều có một đứa con tính thần của mình rồi và sẽ hiểu hơn làm thế nào để tạo ra một sản phẩm độc đáo trên TMĐT. Đây đều là những case study để mọi người tham khảo cho giai đoạn chuẩn bị của bản thân. Ngoài ra có một case ấn tượng với mình nhất là làm ecom cho Nông sản như đường thốt nốt Đặc Sản Ngon Lành và ra kết quả mình ấn tượng từ lúc bạn bắt đầu làm rồi xây dựng, chăm sóc Khách hàng, tối ưu việc bán hàng rất tốt.
Trong giai đoạn dịch vừa qua rất may mắn với những bạn làm ngành thực phẩm là ngành ít bị tác động bởi dịch. Ngay cả doanh nghiệp mình đây là giai đoạn bán hàng gần như bùng nổ mặc dù bị lao đao trong việc xử lý giấy tờ hoạt động, thông hành nhưng rất may mắn khi một số công tác thiện nguyện và hỗ trợ địa phương được ghi nhận, “tiếng lành đồn xa” nên có thể mở hoạt động được 30% công suất thực tế. Nhưng qua giai đoạn dịch, hành vi, xu hướng tiêu dùng và mua sắm của khách hàng thay đổi rất nhiều so với giai đoạn trước đó. Ngay cả bản thân mình khi ở nhà WFH gần 2 tháng, mình cũng nhận thấy nhu cầu thay đổi không mua các món đồ khồng cần thiết, nhưng lại mua đồ ăn nhiều
Nếu như lúc trước các mặt hàng bán chạy là đặc sản, trái cây theo mùa độc lạ, mắm, đồ tươi ăn liền thì trong giai đoạn này các khách hàng mua combo rau củ, đồ tiêu dùng thiết yếu, đồ cấp đông,.. có nghĩa là người mua họ không chỉ mua cho mình mà cũng đang đồng thời mua cho người thân trong gia đình dùng chung, dự trữ và gộp trong một đơn để tiết kiệm thời gian nhận hàng tận hưởng chi phí ưu đãi khi mua nhiều, e ngại tiếp xúc, cắt bớt chi tiêu của túi tiền.
Và những thay đổi này cũng chính là cơ hội để mọi người thay đổi cũng như hoạt định chính sách lâu dài, vì mình tin tác động của dịch đã tác động rất nhiều đến thoi quen của Khách hàng như chuyển từ đi chợ thành mua về, chịu khó soi giá, soi thông tin sản phẩm hơn, dành nhiều thời gian đọc review hơn, thử món mới thay vì đồ tươi thì trữ đồ cấp đông ăn dần.
Vậy thì với mình kênh TMĐT là một kênh rất tối ưu đối những bạn làm thực phẩm, sản xuất nông sản ở bất kỳ đâu trong thời gian tới để tiếp cận được nhiều Khách hàng hơn (B2C và B2B luôn đấy nhé), làm thương hiệu tốt hơn, gia tăng doanh số với một chi phí bán hàng hợp lý. Có nhiều cách làm như tự mình làm tất cả hay sử dụng dịch vụ một bên thứ hai vận hành TMĐT, xây dựng gian hàng,… Thì ở đây mình chia sẻ theo góc nhìn ở giai đoạn cơ bản, bạn nên tự xây dựng kênh TMĐT cho doanh nghiệp của mình. Bỏ qua một số yếu tố không tự tin nhé vì với mình điều gì cũng có thể học được và quan trọng trên TMĐT đó là một thế giới phẳng và bạn hoàn toàn có cơ hội cạnh tranh sòng phẳng với những thương hiệu lớn.
Lưu ý những điểm sau:
Xem thêm: phần mềm bán hàng điện nước
Sau khi bạn đã có cho mình danh sách sản phẩm dịch vụ có thể đem bán. Thì đến bước tìm hiểu và chọn sàn TMĐT để triển khai, đừng tham lam nhé vì đối với hàng nông sản, thực phẩm mình phải trả giá bằng hư hỏng hàng, thậm chí mất trắng đơn hàng vì thu hồi về thì cũng phải vứt bỏ đấy. Mỗi nền tảng và phương thức kinh doanh đều đòi hỏi những đặc trưng riêng, TMDT cũng vậy. Thậm chí nó còn khác nhau giữa những nền tảng với nhau trong cùng một thị trường TMĐT. Và định hình thật rõ ràng đối tượng Khách hàng của mình muốn chăm sóc là ai. Khách hàng thích hàng handmade hay có thương hiệu, tầm giá (Giá trị giỏ hàng) của Khách hàng khoảng tầm bao nhiêu? Khách thích thực phẩm tươi hay đống hộp,… bạn rất khó thể bán 1 sản phẩm có giá trị trung bình là 3.000.000 đồng khi trong cùng ngành hàng đó Khách hàng họ đang mua phổ biến ở mức 300.000 chẳng hạn.
Để tận dụng tốt khả năng tăng trưởng thì bạn nên bắt đầu bằng những công cụ cơ bản như: Hoàn tất đăng tải sản phẩm và tối ưu điểm nội dung theo khuyến nghị của sàn và sử dụng các công cụ cơ bản nhất như thiết lập mã giảm giá và quảng bá sản phẩm. Bước này căn bản nhưng rất quan trọng nhé, giống như bạn đi mua hàng ở chợ, ở cửa hàng tiện lợi GS25, ở siêu thị Co.op, ở Takashimaya… Bạn cần thể hiện chiến lược sản phẩm, tối ưu hóa gian hàng, chia các danh mục hàng khoa học, vùng này cần đưa thông tin chương trình khuyến mãi, bán chạy nhất,… Hình ảnh phải có template chung, bộ nhận diện màu sắc kích thích mắt Khách hàng để Khách hàng nhận diện mình giữa hàng nghìn sản phẩm tương tự. Và việc có đơn hàng đầu tiên trong vòng 30 ngày rất quan trọng với gian hàng mới vì nó cho thấy sản phẩm và gian hàng của bạn có tiềm năng hay không?! Giống như video Tiktok trong 1 tuần có “cắn” được đề xuất hay không ý?
Hãy tận dụng, lợi dụng,… triệt để các chính sách của các sàn TMĐT, không ngừng khai thác bán hàng dựa vào tiềm lực về Công nghệ và Logistics của các sàn để hỗ trợ quá trình chuyển đổi số này diễn ra thuận lợi và nhanh chóng nhất cho các thương hiệu và nhà bán hàng. Nếu chưa đủ thì đã có ghép đơn của AhaMove, Grab, Vnpost,… để tối ưu chi phí giao nhận khi cần thiết. Thậm chí có website, fanpage riêng để khách hàng có thể tìm thấy mình để mua hàng với chi phí giao nhận tối ưu hơn, chăm sóc được những Khách hàng trung thành từ TMĐT.
Học hỏi thông qua Học Viện, các group nhà bán hàng, có nhiều khóa học chuyên sâu, đào tạo bài bản về TMĐT, giúp bạn mau chóng thích ứng, nắm vững cách vận hành và kinh doanh hiệu quả. Đó là cả một kho kiến thức rất chuẩn chỉnh để tham khảo. Mình cũng từng chẳng biết gì, mỗi ngày dành ra 30 – 60 phút nghe hoặc xem các clip chia sẻ ngay cả khi đang nấu ăn, giặt đồ, đi ngủ… để hệ thống hoá và biết được những lợi thế của từng sàn TMĐT.
Hãy sử dụng công nghệ livestream trên TMĐT, Facebook, Tiktok,… đây thực sự một công nghệ hiệu quả để có những thông tin trực tiếp từ Khách hàng cũng như tăng doanh số cho bạn.
Chủ động tối ưu lượt truy cập với những công cụ do sàn cung cấp như đẩy sản phẩm, tài trợ hiển thị, giải pháp tiếp thị liên kết để mang sản phẩm đến gần với người mua, tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng. Nhờ sự hỗ trợ hiển thị, các tính năng công nghệ có sẵn trên sàn cơ sở hạ tầng logistics có sẵn, bạn có thể giảm tải đi một phần vận hành, thay vào đó có thể tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả, tồn kho và dịch vụ sau bán hàng tốt hơn.
Theo một báo cáo gần đây về những yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh Online, đó là: một sản phẩm độc đáo và khác biệt (52%), thúc đẩy lưu lượng truy cập của người dùng nhiều hơn (50%) và khả năng khai thác thông tin chi tiết về dữ liệu (23%). Vậy bạn nên làm gì để khai thác tốt công nghệ có sẵn cũng như data trên nền tảng để trở nên khác biệt và thu hút nhiều khách hàng hơn?
Sự nhanh nhạy nắm bắt trend và cập nhật chiến lược sản phẩm là vô cùng quan trọng. Bạn cập nhật insight và xu hướng tìm kiếm của người dùng để tối ưu hóa chiến lược của sản phẩm thông qua cách nền tảng TMĐT cung cấp những hệ thống, dashboard vận hành dữ liệu, từ đó bạn có thể truy cập, theo dõi và tối ưu hóa kinh doanh một cách lập tức bằng việc On/Off sản phẩm. Hàng tháng, sàn TMĐT cập nhật top sản phẩm bán chạy và top từ khóa tìm kiếm, gửi về email hay đăng tải trên các kênh truyền thông dành cho các shop để cập nhật và tối ưu hóa chiến lược.
Yếu tố quyết định sống còn của một gian hàng TMĐT chính là lượng truy cập. Bạn có thể tận dụng các công cụ hỗ trợ hiện đại để hiệu chỉnh gian hàng và tham gia các chương trình khuyến mãi đều đặn, sử dụng các công cụ được người mua “săn đón”: Voucher tích lũy, miễn phí vận chuyển FreeShip Max, Hoàn Tiền Max, Combo sản phẩm, Deal đồng giá… để thu hút truy cập về gian hàng của mình và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Ngoài những chương trình nội sàn, bạn cũng cần chú ý đến việc thu hút truy cập ngoại sàn, kết hợp với các kênh truyền thông mạng xã hội.
Làm cách nào bạn có thể tận dụng tốt dữ liệu để vận hành gian hàng online một cách hiệu quả và tốt nhất? Nghe cao siêu lắm như ứng dụng data & công nghệ thuật toán trong kinh doanh trực tuyến như: dự đoán hành vi mua sắm của khách hàng, hỗ trợ quản lí chuỗi cung ứng, hỗ trợ vận hành gian hàng, …Thực tế sàn TMĐT đã rất phát triển với công nghệ hiện đại và thuật toán AI tự động giúp nhà bán hàng dễ dàng hơn trong việc kinh doanh trực tuyến. Công cụ đã có sẵn trong phần quản lý gian hàng để bạn dùng rồi đấy!
Đừng ngần ngại nhận lỗi khi xảy ra lỗi hay Khách hàng spam… chuyện này như cơm bữa thôi nhiều khi Khách hàng chửi hay nhắn nhiều mà mình làm quên cả than vãn. Quan trọng là luôn đặt Khách hàng trung tâm thì mình có nhiều cách xử lý biến nguy thành cơ lắm. Để giữ chân khách hàng lâu dài, bạn nên chú ý hơn đến quá trình hậu mãi: khuyến khích, chủ động kêu gọi khách hàng phải hồi đánh giá về sản phẩm để có hướng xử lý/khắc phục khi chưa được hài lòng; chế độ bảo hành; quà tặng/mã giảm giá cho những dịp đặc biệt, chủ động nhắn tin zalo, gửi inbox link chương trình…
Và còn nhiều typ nữa mình sẽ chia sẻ ở những phần sau liên quan đến các chỉ số quản lý gian hàng cho những bạn đã có gian hàng TMĐT nhé.
Ngoài ra, mình chia sẻ thêm một số nơi để mọi người có thể cập nhập thêm kiến thức về sàn TMĐT, thông tin báo cáo để có những quyết định chính xác hơn trong qua trình làm Nông đặc sản.
Nguồn: sưu tầm
Bài viết liên quan: Thương mại điện tử đang trở thành xu hướng trong năm 2022
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ
Đăng ký thông tin dùng thử