Trong nền cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu mà mỗi doanh nghiệp, mỗi hệ thống đang hướng đến. Để hiểu hơn về chuyển đổi số và xu hướng chuyển đổi số hiện nay. Mời quý vị cùng HOSCO tham khảo bài viết dưới đây.!
Nội dung bài viết
Chuyển đổi số là gì ?
Định nghĩa
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau về Chuyển đổi số được đưa ra trên Thế giới cũng như tại Việt Nam. Microsoft cho rằng chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo ra những giá trị mới. Còn theo quan điểm của FPT, chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như: công nghệ BIG DATA, Internet Of Thing (IOT), điện toán đám mây (Cloud Sever), giải pháp thực tế Ảo (VR)…
Chuyển đổi số có phải là số hóa?
Theo Wikipedia, Số hóa (Digitization) là quá trình chuyển đổi thông tin trên giấy và các quy trình thủ công thành định dạng kỹ thuậ số trong đó thông tin được tổ chức thành các bit và byte. Giống như quét một bức ảnh hoặc chuyển đổi một báo cáo giấy thành PDF. Dữ liệu không bị thay đổi – nó chỉ đơn giản được mã hóa theo định dạng kỹ thuật số.
Tại sao các doanh nghiệp cần phải chuyển đổi số
Trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp như hiện nay. Chuyển đổi số được coi là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số thì sẽ rất dễ bị bỏ lại phía sau.
Ngoài ra, thói quen tiêu dùng của khách hàng thay đổi nhanh. Với càng nhiều yêu cầu về tiện ích sản phẩm, dịch vụ. Công nghệ trên thế giới thay đổi từng ngày và mang lại nhiều tiềm năng, lợi tích to lớn. Để luôn đứng vững hoặc tạo ra bước đột phá, doanh nghiệp cần phải không ngừng đổi mới để phù hợp với xu thế phát triển chung. Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường luôn đổi mới không ngừng khiến mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Sở hữu những nền tảng chuyển đổi số giúp họ nhanh chóng triển khai các hoạt động, vận hành một cách hiệu quả, tiết kiệm, chất lượng hơn. Từ đó nâng cao trải nghiệm khách hàng, dễ dàng tiếp cận hơn với khách hàng mục tiêu,…
Thực trạng việc chuyển đổi số trong các doanh nghiệp
Sau những kinh nghiệm có được từ ảnh hưởng của dịch bệnh từ giai đoạn trước. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư mạnh cho mảng công nghệ nhằm đảm bảo vừa phát triển kinh doanh vừa phòng dịch hiệu quả. Luôn có các phương án đề phòng, thay đổi linh hoạt bởi dịch có thể bùng phát mạnh mẽ bất cứ lúc nào.
Đến nay, chuyển đổi công nghệ số đã không còn là những mục tiêu “ xa vời”, là định hướng, hay đề xuất chỉ được ghi trong những bản đề án. Chuyển đổi công nghệ số trong kinh doanh đã trở thành thực tế. Mà mọi doanh nghiệp phải tham gia để có thể phát triển. Đương đầu với khó khăn và vươn lên mạnh mẽ sau thời kỳ khó khăn này.
Chính sách của chính phủ về chuyển đổ công nghệ số
Hiện nay, Chính phủ đang khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số. Nhất là đối với một số ngành nghề như y tế, du lịch, tạp hóa…. Năm 2020 vừa qua được coi là năm Chuyển đổi số quốc gia, và trong năm 2021 được dự đoán là năm “Bùng nổ” của chuyển đổi số. Nhìn chung, các doanh nghiệp đã và đang có sự cải thiện trước áp lực cạnh tranh từ đối thủ, thị trường; sự bùng nổ về công nghệ trong thời đại 4.0 đặc biệt là khi đại dịch đang “ hoành hành” mạnh mẽ.
Tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp còn đang “lúng túng“. Không biết chuyển đổi số như nào sẽ hợp mô hình kinh doanh, quản lý dữ liệu ra sao, hướng đi nào cho các doanh nghiệp mới bước chân vào quá trình chuyển đổi số. Chưa kể đến, rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn đang rất mơ hồ, chưa hiểu đúng về khái niệm “ chuyển đổi số “. Do đó, chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều khó khăn và bất cập.
Phương án cho vấn đề chuyển đổi sang công nghệ mới cho doanh nghiệp
Một số nguyên nhân có thể kể như: thiếu kinh nghiệm trong việc quản trị. Thiếu kiến thức chuyên môn , thiếu sự đầu tư kỹ lưỡng cho việc chuyển đổi số. Bên cạnh đó, các chiến lược cần thiết được chỉ ra cho công cuộc chuyển đổi còn nhiều thiếu sót, không được thực hiện đầy đủ. Do vậy chưa thể hoàn thiện và đưa vào áp dụng thực tế được. Có những doanh nghiệp chỉ tập chung lập kế hoạch. Không thiết lập các chiến lược rõ ràng cho cả quy trình chuyển đổi. Đến khi thực hiện lại lăn tăn, chưa hiểu hết bản chất và công việc cần làm, … Từ đó dẫn đến nhiều sai sót không đáng có. Bên cạnh đó, có doanh nghiệp thì lại chỉ tập chung vào công nghệ. Không chú trọng tới nguồn nhân lực vận hành
Biết là còn rất nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi công nghệ mới. Nhất là với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đang dần đổi mới, học cách tồn tại để phát triển. Nhờ đó, mà các doanh nghiệp cũng có một số bước tiến đáng kể.
Ví dụ về Doanh Nghiệp chuyển đổi số thành công
Với xu hướng hiện nay, chuyển đổi số đang diễn ra ở hầu hết các ngành nghề, nhất là trong lĩnh vực y tế. Rất nhiều doanh nghiệp số hóa thành công ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh việc mở rộng kinh doanh thì việc đơn giản hóa hệ thống quản lý bán hàng cũng là ưu tiên được các nhà thuốc đặt lên hàng đầu. Một số chuỗi hệ thống nhà thuốc lớn như: Hệ thống nhà thuốc Nga Cách – tỉnh Hòa Bình, Hệ thuống dược phẩm Hạ Long – Quảng Ninh, Hệ thống nhà thuốc Minh Thủy- Hà Nội,…. đã tin tưởng, sử dụng phần mềm quản lý Nhà thuốc Hosco để tối ưu hóa quy trình quản lý của mình.
Ngân hàng đã thực hiện chuyển đổi công nghệ, mở ra bước phát triển mới. Vừa dễ dàng thao tác, tích hợp nhiều giải pháp bảo mật lại thuận tiện cho khách hàng. Chúng ta có thể thực hiện các giao dịch mọi lúc mọi nơi. Thông qua các thiết bị được kết nối Internet như điện thoại, máy tính bảng,…
Trong bất động sản, nhiều giao dịch cũng đẫ phát triển trên nền tảng trí tuệ nhân tạo, big data,… Cung cấp đầy đủ thông tin về căn hộ, pháp lý, định giá,… Giúp chủ đầu tư và khách hàng có thể tìm đến nhau dễ dàng hơn. Khách hàng cũng có thể mua bán ngay trên nền tảng website hay những ứng dụng mobile .
Giải pháp Phần mềm chuyển đổi công nghệ
Phần mềm quản lý bán hàng HOSCO, được HOSCO cải tiến và nâng cấp tính năng. Phù hợp với nhiều lĩnh vực kinh doanh như: Dược phẩm, điện máy, siêu thị, vật liệu xây dựng..
HOSCO là một trong những giải pháp phần mềm quản lý bán hàng tối ưu nhất hiện nay. Đây là giải pháp phần mềm được các doanh nghiệp vừa và lớn tin tưởng đánh giá cao. Phần mềm quản lý bán hàng HOSCO cũng là giải pháp nằm trong hệ sinh thái phần mềm HOSCO. HOSCO luôn là sự lựa chọn số 1 đối với các chủ cửa hàng, chủ chuỗi cửa hàng. Và các đơn vị kinh doanh vừa và lớn.