Ngoài những người kinh doanh thành công và nhanh chóng phát tài, thì bên cạnh đó lại có những người gặp phải tình trạng công việc kinh doanh mãi không phát triển, “dậm chân tại chỗ” và thậm chí thua lỗ, thất bại phải đóng cửa hoặc sang nhượng cửa hàng. Thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc quản lý bán hàng không hiệu quả như do thị trường, do đối thủ hoặc do chính bạn đang vướng phải vào những sai lầm trong kinh doanh. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ cung cấp 3 điều phổ biến bạn nên tránh để có thể vận hành cửa hàng một cách trơn tru, hiệu quả, thành công.
Nội dung bài viết
4 điều cần tránh để công việc quản lý bán hàng được hiệu quả
1. Kinh doanh vào lĩnh vực không chuyên môn
Rất nhiều người bị rơi vào tình trạng này khi mà họ không kinh doanh vào lĩnh vực họ giỏi mà chỉ chạy theo xu hướng, kinh doanh những mặt hàng đang hot, đang được yêu thích. Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu bạn không có kế hoạch quản lý bán hàng từ trước, không có kiến thức về lĩnh vực mình chọn mà chỉ chăm chăm nhanh chóng kiếm lợi nhuận. Đến khi mặt hàng hết hot thì bạn sẽ loay hoay không biết làm thế nào để phát triển tiếp. Hoặc đứng giữa những đối thủ hiểu biết hơn thì công việc kinh doanh của bạn sẽ bị chững lại, không cạnh tranh được và nhanh chóng bị đào thải.
Xem thêm: Phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa
Vậy nên hãy kinh doanh vào những lĩnh vực mà mình thấy tự tin nhất, đồng thời dành thời gian tìm hiểu bản chất của nó để có thể đầu tư kinh doanh thông minh, đúng đắn.
2. Không xây dựng kế hoạch kinh doanh lâu dài
Một trong những điều sai lầm mà nhiều người gặp phải là có tự tin suy nghĩ rằng không cần phải xây dựng kế hoạch quản lý bán hàng lâu dài mà mình vẫn có thể làm tốt. Chính vì điều này khiến cho họ gặp thất bại vì không có mục tiêu kinh doanh. Dẫn đến không xác định được vị trí của mình trên thị trường và những điều cần phải làm để công việc được phát triển.
Vậy nên, có cho mình một kế hoạch lâu dài là điều vô cùng quan trọng. Hãy lên một kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ về sản phẩm mình đang bán, dịch vụ chăm sóc khách hàng, các chiến lược tiếp thị, giá thành sản phẩm, kế hoạch tài chính… và cả những mục tiêu phát triển. Thông qua đó, bạn sẽ nắm rõ hơn những việc cần phải làm và có thể tập trung hoàn thành. Như vậy đảm bảo công việc quản lý bán hàng sẽ ngày càng phát triển và mở rộng.
3. Chiến lược marketing kém
Một trong những yếu tố đóng góp vào thành công của thương hiệu là chiến lược tiếp thị. Rất nhiều cửa hàng có sản phẩm chất lượng cao, giá thành phù hợp, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhưng vẫn không thể phát triển. Đó là do cửa hàng của bạn không có giải pháp tiếp thị hiệu quả khiến cho nhiều khách hàng không biết đến sự chất lượng hay thậm chí còn không biết thương hiệu của bạn tồn tại.
Có thể bạn quan tâm: Phần mềm quản lý nhà thuốc
Vậy nên, để cho công việc quản lý bán hàng được trở nên phát triển thì cần có chiến lược quảng cáo hiệu quả, nhất là với những thương hiệu còn mới. Những nhà quản lý cần tiếp thị thương hiệu của mình thông qua các phương tiện truyền thông, các cách quảng cáo truyền thống như phát tờ rơi,.. để có thể tiếp cận khách hàng hơn. Và nếu xây dựng được một chiến dịch marketing hiệu quả, việc thu hút số lượng lớn khách hàng và có cho mình những khách hàng thân thiết sẽ chỉ là vấn đề thời gian.
4. Không trang bị đầy đủ cho cửa hàng
Việc trang bị đầy đủ các thiết bị cũng là một trong những giải pháp mang đến sự thành công cho cửa hàng bạn. Thay vì để đồ đạc lộn xộn, không ngăn nắp, dồn nén chồng chất lên nhau thì hãy mua thêm những kệ hàng, tủ kính,.. để có thể quản lý dễ dàng hơn. Ngoài ra việc một cửa hàng ngăn nắp, gọn gàng sẽ khiến hình ảnh cửa hàng của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn rất nhiều trong mắt khách hàng. Ngoài ra bạn cần đầu tư vào các thiết bị hỗ trợ bán hàng như máy in hóa đơn, máy quét mã vạch,.. Đặc biệt là phần mềm bán hàng.
Bởi nếu chỉ có mình bạn thì sẽ không thể quản lý hiệu quả được tất cả công việc. Vậy nên thay vì phải tốn kém nhiều chi phí để tuyển nhiều nhân viên cho từng bộ phận mà lại không thực sự tin tưởng thì bạn nên sở hữu một phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp. Bởi đây là công cụ hỗ trợ tối đa cho công việc kinh doanh, giúp mọi quy trình bán hàng trở nên nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm tối đa thời gian và công sức. Bên cạnh đó, phần mềm bán hàng còn là một giải pháp giúp các chủ quản lý có thể tạo ra một chiến lược marketing hiệu quả.